Người bệnh gout nên ăn uống gì để đẩy lùi bệnh

Người bệnh gout nên ăn uống gì để đẩy lùi bệnh

Cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều người thường hay mắc phải bệnh gout. Bệnh này thường gây sưng viêm ở các khớp nhỏ. Thường xuất hiện ở các khớp bàn ngón chân trái. Bệnh gout sẽ gây nên nhiều biến chứng khá nguy hiểm. Tại sao bệnh lại xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới ? Khi bị bệnh nên ăn và kiêng những thực phẩm nào để tốt cho người bệnh. Bài viết dưới đây chia sẽ một vài chế độ dinh dưỡng. Giúp người bệnh phòng tránh và đẩy lùi được căn bệnh này.

Bệnh gout thường gây sưng viêm ở các khớp nhỏ
Bệnh gout thường gây sưng viêm ở các khớp nhỏ

Bệnh Gút xuất hiện là do lắng đọng của các tinh thể muối urat hoặc các tinh thể acid uric. Dẫn đến việc viêm ở các khớp, thường xuất hiện ở nam giới. Từ độ tuổi 40 trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh thường xuất hiện các đợt cấp cứu nguy kịch, tái phát nhiều lần rồi trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tăng acid uric máu, xuất hiện bênh gout bao gồm: giảm bài tiết acid uric xuất phát từ bệnh thân hoặc các tác dụng khác của thuốc. Nguyên nhân làm tăng acid uric chủ yếu là do dinh dưỡng từ khẩu phần ăn. Các yếu tố khác như di truyền, tuổi tác, giới tính,…

Tại sao nam giới bị bệnh gút nhiều hơn?

Các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào. Là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau. Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trong làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút

Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin. Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gút cần lựa chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II, không nên sử dụng thực phẩm ở nhóm III theo bảng dưới đây.

Bảng 1. Hàm lượng purin trong 100g thực phẩm
Bảng 1. Hàm lượng purin trong 100g thực phẩm

Hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gút cấp như rượu, bia, chè, cafe. Nên uống các nước có tính kiềm như nước khoáng bicarnonat.

Thực đơn lâu dài cho người bệnh gút. Như chế độ ăn thông thường nhưng hạn chế đạm. Cơ bản là lựa chọn thực phẩm ít nhân purin (thực phẩm nhóm I, II- bảng trên). Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm.

Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, nước chè. Ăn nhiều rau xanh, các loại quả không chua. Uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm.

Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều nhân purine. Do đó, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn những thực phẩm như: tôm, sò, cua, cá biển.

Các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, gây lắng đọng tại khớp. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng gây nên tình trạng thừa cân, béo phì không tốt cho sức khoẻ.

Các món ăn từ nội tạng động vật như: gan, thận, tim,… của động vật là những thực phẩm bạn cần kiêng. Bởi chúng chứa lượng purine cao không tốt cho sức khoẻ người bệnh gút.

Nguồn: benhvien108.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *