Đặc sản quà người Hà Thành, bánh cuốn Thanh Trì

Đặc sản quà người Hà Thành, bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì từ lâu đã được coi là một trong số ít những món ăn ngon nhất đất Thăng Long. Món quà mộc mạc nhưng rất tinh tế này đã làm nên nét đặc biệt cho ẩm thực của người Hà Nội

Theo dân gian, Thanh Trì là một trong những làng cổ nhất Thăng Long. Từ thời vua Hùng, người dân đã tụ tập về đây khai khẩn đất đai; trồng lúa và hoa màu. Tại đây nghề làm bánh tráng phơi sương được hình thành và biết đến. Trong ẩm thực của người Hà Thành; bánh cuốn Thanh Trì là một món quà thực sự của người Hà Nội.

Lá dong mỏng như giấy; trong suốt, mềm dẻo, vị mặn, ăn với giò heo béo ngậy hoặc đậu nướng nóng hổi. Vũ Bằng cũng chỉ ra nét đặc trưng của bánh cuốn nơi đây với lớp bánh tráng mỏng đặc trưng của bánh cuốn Thanh Trì là lớp mỡ hành phủ trên mặt; nhưng ăn nhẹ và mát. Tại các chợ quê vùng đồng bằng Bắc Bộ đều dễ bắt gặp món bánh cuốn; tuy nhiên bánh tại đầy thường dày, nhiều bột hoặc hành mỡ gia thô nên không tạo được dấu ấn đặc trưng như món bánh cuốn Thanh Trì.

Bánh cuốn Thanh Trì

Để có món quà dân dã tinh tế ấy, người Thanh Trì phải khéo chọn gạo. Phải là loại gạo tẻ ngon; ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh mới láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát; mà đặc quá bánh sẽ dày mình, ăn thô. Nghề làm bánh cuốn cũng lắm vất vả, nhất là mùa hè; phải ngồi bên bếp than hồng nóng rực, cạnh mấy cái nồi hơi nóng nghi ngút khói.  Thường thì xế chiều, người dân Thanh Trì đã nổi lửa tráng bánh. Sở dĩ bánh cuốn tráng từ chiều bởi bánh tráng xong phải để qua đêm thì mới bay đi hết mùi nồng của bột. Đến sáng bánh vừa mềm; vừa thơm mát mùi gạo…

Đặc sản quà người Hà Thành, bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì

Nhìn người Thanh Trì tráng bánh thấy rất nhẹ nhàng; dẻo tay nhưng làm theo được là cả một nghệ thuật. Mở vung nồi thứ nhất, nhanh tay múc lưng muôi bột; lấy đáy gáo gạt bột dàn thật mỏng mà không được vỡ bánh rồi thoăn thoắt úp vung. Tay chuyển sang nồi bên cạnh thao tác xong thì bánh nồi bên kia kịp chín. Mở vung, thấy cái bánh tròn xoe trắng trong thì lấy cái que gạt bằng cật tre nhúng vào nồi nước lạnh để đặt vào mép bánh xoắn hai; ba vòng gỡ bánh ra, đặt trải mỏng lên mặt thúng lót lá chuối. Xoa một tý mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại… Cứ thế, các lớp bánh tráng liên tục xếp chồng lên nhau; chẳng mấy chốc đã có một thúng đầy bánh cuốn.

Đặc sản quà người Hà Thành, bánh cuốn Thanh Trì
Quà tặng của người Hà Thành

Nước chấm làm nên hương vị

Để có món bánh cuốn ngon, khâu pha nước chấm cũng thực quan trọng. Cũng vẫn là mắm, đường; giấm, nước thôi nhưng công thức và tỷ lệ pha thì chỉ người Thanh Trì mới có bí quyết; không quá chua cũng không quá mặn. Nhà văn Vũ Bằng kể, nhiều người ăn bánh chuyên chú nhất về nước chấm rồi mới xem đến bánh có mỏng và óng mướt không. Nước chấm bánh cuốn đặc biệt ngon khi có thêm mấy giọt tinh dầu cà cuống.

 Trước đây, người Hà Nội thường ăn bánh cuốn với đậu làng Mơ rán giòn; nhưng giờ đây, bánh cuốn thường được ăn với giò chả vùng Ước Lễ; điểm thêm vài nhánh rau mùi, rau húng Láng để tăng thêm mùi vị. Không cao sang, cầu kỳ, bánh cuốn Thanh Trì là một món ăn bình dị; thân quen đối với mọi thực khách, từ sang trọng cho đến bình dân. Giữa trưa hè nóng nực này; nhìn bàn tay cô hàng thoăn thoắt bóc từng lớp bánh lá; cắt vào đĩa, xếp mấy lát chả quế, hành phi, rau thơm và một bát nước chấm tuyệt hảo thì còn gì ngon bằng.

Đặc sản quà người Hà Thành, bánh cuốn Thanh Trì
Cách làm bánh cuốn Thanh Trì

Thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì:

Luôn được chế biến và thưởng thức theo một cách rất truyền thống. Bánh tráng thì không thể thiếu được lớp hành phi thơm lừng; hành được chọn và phi vàng thơm theo cách thủ công. Bánh còn được ăn kèm với chấm pha từ nước mắm với giấm; vài lát ớt đỏ tươi, một chút tinh dầu cà cuống cay cay; mặn mặn, chua chua. Vị thanh mát của bánh cùng với những hương vị đặc trưng của hành phi; nước cà cuống đi kèm khiến cho bánh có một hương vị rất riêng mà bất cứ thực khách nào cũng phải xiêu lòng.

Bánh có thể làm không nhân hoặc có nhân thường là nhân tôm bóc nõn hay nhân thịt băm với mộc nhĩ, nấm hương. Bánh cuốn mà được ăn kèm với giò chả Ước Lễ thì không còn gì bằng; đó cũng là một thú vui dân dã của người Hà Nội.

Nguồn: Nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *