Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mà bạn cần nên biết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mà bạn cần nên biết

Đã từ lâu có khá nhiều người, kể cả những nhân viên y tế. Đều sai lầm khi nghĩ rằng trong quá trình điều trị bệnh, chỉ có thuốc men và những biện pháp kỹ thuật cao là có thể đẩy lùi được bệnh tình. Và vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh chỉ là một hoạt động hàng ngày bình thường, như bao sinh hoạt thường ngày khác.

Thật ra, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng được xem như là một phương pháp điều trị. Vì thế mà trong hầu hết các tổ chức bệnh viện, đều có một khoa chuyên về tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh. Theo chuyên môn đó được gọi là khoa tư vấn – tiết chế dinh dưỡng.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh được phục vụ miễn phí phần ăn theo hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh được phục vụ miễn phí phần ăn theo hướng dẫn của bác sĩ

Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, trong đời sống con người cũng như trong quá trình điều trị bệnh lý. Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ là một yếu tố có nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và những bệnh khác liên quan. Suy dinh dưỡng trong người sẽ làm chậm lành vết thương, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Kéo dài thời gian bệnh và tăng tỉ lệ biến chứng. Bên cạnh đó còn có thể dẫn đến tử vong và chi phí điều trị lớn.

Bên cạnh đó nếu như người bệnh bị suy dinh dưỡng, sẽ làm thay đổi chức năng của đường tiêu hóa, giảm mức lọc ở thận. Thay đổi chức năng của tim mạch, thay đổi dược học của thuốc. Cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thụ các chất, tỷ lệ tái nhập viện tăng cao. Khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh trở nên giảm và dẫn đến stress.

Chăm sóc và điều trị dinh dưỡng cho người bệnh trong thời gian nằm viện đặc biệt quan trọng với những bệnh nặng như nhiễm khuẫn huyết, đa chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật, ung thư, đái tháo đường, suy thận, bệnh lý đường tiêu hóa….

Chăm sóc và điều trị dinh dưỡng cho người bệnh nhằm đạt được các mục tiêu:

  • Duy trì hoạt động sống cơ thể
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Thúc đẩy khả năng hồi phục bệnh
  • Hạn chế biến chứng do ăn uống không phù hợp

Dinh dưỡng cho người bệnh

Các chất dinh dưỡng, chất béo, chất đạm, khoáng hay vi chất cung cấp cho bệnh nhân được lấy từ thức ăn đặc hoặc lỏng như cháo, súp, sữa… hoặc từ các dung dịch dinh dưỡng được truyền qua đường tĩnh mạch, mà chúng ta gọi là đường nuôi ăn. Trong đó, đường nuôi ăn bằng miệng là chỉ định trong hầu hết các trường hợp.

Trong chuyên đề Dinh dưỡng cho người bệnh, chúng ta sẽ lần lượt tham khảo các chế độ ăn cho từng bệnh lý do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM biên soạn. Hy vọng rằng, với ý thức dinh dưỡng là một điều trị ở bệnh nhân cũng như thân nhân, để có sự tuân thủ chế độ ăn hợp lý, sẽ giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh, giúp công tác điều trị hiệu quả hơn, thời gian nằm viện rút ngắn, người bệnh mau phục hồi, trở lại với công việc hàng ngày, duy trì chất lượng sống – một điều mà tất cả chúng ta, người thầy thuốc cũng như bệnh nhân đều mong muốn.

Chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường đơn thuần

Mục tiêu điều trị

Cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở mức tối ưu, kiểm soát mỡ máu, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết.

Chỉ định điều trị

Cho người bệnh đái tháo đường không có các biến chứng hoặc bệnh lý kèm theo.Nguyên tắc điều trị:

  • Cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Giảm natri trong khẩu phần
  • Giảm cholesterol trong khẩu phần

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Các chất dinh dưỡng cần thiết
Các chất dinh dưỡng cần thiết

Yêu cầu dinh dưỡng

Năng lượng: trung bình 1.400 – 1.600 Kcal/ngày. Carbohydrate: Tỷ lệ 50 – 55%tổng năng lượng. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Ưu tiên sử dụng các loại carobohydrate phức hợp như cơm gạo lức, bún, phở, nui, mì sợi, khoai, bắp… Hạn chế đường đơn như đường mía, nước ngọt, mật ong, kẹo…
Protein: 15 – 20% tổng năng lượng. Tỷ lệ protein động vật nên chiếm không quá 60% tổng số protein. Chú ý chọn các loại protein có nguồn gốc thực vật và các loại thủy hải sản như đậu, đỗ, nấm, cá, tôm…
Lipid: 25 – 30% tổng năng lượng. Nên dùng chất béo nguồn gốc thực vật như dầu nành, dầu mè, dầu gấc, dầu gạo… Không nên dùng dầu dừa, dầu cọ, bơ, magarin, mỡ, da, các loại phủ tạng
Rau và trái cây: Rau: 400 – 500g/ngày. Trái cây: 100 – 200g/ngày
Nước: 2 – 2,5 lít/ngày

Số bữa ăn trong ngày: 4- 5 bữa. Nên ăn đúng giờ và phù hợp với thời gian dùng thuốc.

Nguồn: minhanhhospital.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *