Nấu nướng dịp Tết nhưng chẳng may bị bỏng? Hãy tham khảo những cách dưới đây để sơ cứu cho bản thân và gia đình

Nấu nướng dịp Tết nhưng chẳng may bị bỏng? Hãy tham khảo những cách dưới đây để sơ cứu cho bản thân và gia đình

Nếu chẳng may bạn vô tình bị bỏng trong lúc đang chuẩn bị các món ngon chiêu đãi gia đình dịp Tết thì hãy tham khảo những kỹ năng sơ cứu được liệt kê dưới đây.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chị em nào bận rộn và mong muốn chuẩn bị được một mâm cỗ hoàn hảo để chiêu đãi gia đình, bạn bè, họ hàng trong những dịp sum họp cuối năm. Tuy vậy, có những lúc bạn gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn như bị dầu mỡ, nước sôi,… Trong lúc nấu nướng. Những vết này nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe và thẩm mỹ. Vì vậy, việc sơ cứu ngay khi bị là kiến thức cơ bản mọi người cần phải biết. Hãy cùng tham khảo những cách dưới đây.

Những điều cần lưu ý

Có những sai lầm bị nhiều người mắc phải chính là dùng kem đánh răng; nước mắm; mỡ trăng; vắt nước củ ráy,… Để bôi vào vùng bị thương. Những cách làm này không chỉ khiến cho vết thương nghiêm trọng hơn và khiến bạn bị nhiễm trùng.

Các chuyên gia y tế chia sẻ rằng, tuyệt đối không sử dụng nước đá để ngâm vào vùng bị thương, vì nước đá làm cho da bạn bị co mạnh, dẫn đến bị bỏng lạnh.

Cần chú ý một vài điều
Cần chú ý một vài điều

Nếu bị bỏng nước sôi hay dầu mỡ, bạn cần bình tĩnh ngâm ngay chỗ bỏng vào nước mát trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút.

Vết bỏng phải tuyệt đối được giữ gìn vệ sinh, nếu không sẽ gây khó cho việc điều trị.

Trường hợp bỏng nhẹ trên diện tích nhỏ, bạn có thể chăm sóc ở nhà. Trường hợp nặng, bạn nên sơ cứu ban đầu rồi chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.

Sơ cứu thế nào khi bị thương do dầu mỡ, nước sôi lúc nấu ăn?

Bỏng mức độ 1:

Để nhận biết, bạn có thể thấy vùng da bị đỏ, sưng nhẹ, hơi đau rát. Vết thương có thể bị phồng màu trắng trên da và thường bị bong lột sau khoảng vài ngày. Lúc này, bạn nên ngâm vết thương vào nước mát trong thời gian khoảng 10 phút. Sau đó, bạn bôi lên da thuốc mỡ kháng sinh hoặc lô hội để vết bỏng được dịu lại. Tiếp theo, dùng băng gạc quấn lỏng quanh vết bỏng.

Vết thương
Vết thương

Bỏng mức độ 2:

Bạn có thể thấy vết bỏng dày hơn, loang nhiều trên da, có nhiều mụn nước và cảm thấy đau rát nhiều. Lúc này, bạn nên ngâm vùng bị bỏng vào nước mát khoảng 15 phút. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh. Quấn lỏng vết thương bằng gạc và vệ sinh hàng ngày sạch sẽ. Đặc biệt, không gãi để tránh nhiễm trùng.

Bỏng mức độ 3:

Có thể nhận biết bằng cách thấy da bị thương trên diện rộng và bị tổn thương nặng. Cẩn thận tháo bỏ tư trang ở khu vực bị bỏng, băng tạm vùng bị bỏng bằng băng ẩm rồi nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Sơ cứu là thứ ai cũng cần nắm
Sơ cứu là thứ ai cũng cần nắm

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, vấn đề quan trọng nhất là phòng tránh mọi tác nhân có nguy cơ khiến con gặp tai nạn. Trẻ con thường hiếu động và tò mò, nên luôn cần sự giám sát của cha mẹ. Cha mẹ nên sắp xếp mọi đồ đạc trong nhà một cách hợp lý, những thứ không an toàn dễ gây bỏng nên để tránh xa tầm tay với của con. Đặc biệt khu vực bếp, cha mẹ nên cẩn trọng với bếp ga, ổ điện, phích nước mới sôi, đồ ăn vừa nấu, bật lửa, bàn là.

Việc sơ cứu khi bị bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản và xem nhẹ, nhưng nếu sơ cứu không đúng hoàn toàn có thể gây bội nhiễm vết thương và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy mỗi người cần nắm rõ cách làm trong sơ cứu khi bị thương để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân.

Nguồn: tintuconline.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *