Nước mía cốt dừa Mỹ Tho – Cách biến tấu độc đáo và mới lạ

Nước mía cốt dừa Mỹ Tho – Cách biến tấu độc đáo và mới lạ

Nước mía là thức uống giải khát “cực đã” vào mùa hè, rất được yêu thích tại nhiều địa phương. Ngày nay, bên cạnh nước mía truyền thống, nước mía được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau như: nước cốt dừa, dâu tây, đậu xanh hay sầu riêng. Chính vì thế, món thức uống này càng thêm ngon, lạ miệng và bổ dưỡng, thu hút nhiều khách hàng lựa chọn hơn. Hãy cùng tìm hiểu cách làm nước mía cốt dùa Mỹ Tho ngay nhé!

Nguyên liệu làm Nước mía cốt dừa (Cho 4 người)

– Mía cây 500 gr (chừng 3 – 5 khúc dài)

– Nước cốt dừa 90 ml (phần nước mía)

– Nước cốt dừa 80 ml (phần thạch)

– Nước dừa tươi 300 ml

– Sữa tươi không đường 220 ml

– Bột rau câu 6 gr (có thể chọn 1 trong 2 loại thạch sau: Agra – giòn hoặc Jelly – dẻo dai)

– Đường trắng 80 gr

– Mít 100 gr

– Dừa bào sợi 100 gr

– Đậu phộng rang 50 gr

– Dụng cụ thực hiện: Máy ép trái cây

Cách chọn mua nguyên liệu

Cách chọn mua nguyên liệu

– Cách lựa mía ép sao cho ngọt, nhiều nước

Cây mía phải có độ dẻo, màu đều cả cây. Điều đó chứng tỏ cây mía mềm, dễ ép nước, nước nhiều và cây mía đó có đầy đủ các chất và hàm lượng đường cần thiết.

Cây mía không có vết nứt, nếu có vết nứt,cây mía sẽ bị khô, không còn chất lượng như ban đầu, lượng nước ép ra cũng không được đảm bảo.

Các đốt mía phải đều và dài, như thế sẽ được nhiều nước hơn những cây mía có đốt ngắn.

Mía róc vỏ rồi thì chọn những cây không quá vàng, cũng không quá xanh. Cây mía xanh là mía
non, không ngọt, mía vàng quá là mía già, ngọt gắt và cứng.

– Cách chọn trái dừa lấy nước cốt dừa

Dừa các bạn nên chọn dừa khô và hơi già. Khi cầm quả dừa lên, mình lắc bên trong nghe được tiếng nước và thấy nặng tay.

Nếu chọn phải quả dừa non, cùi dừa sẽ ít, nước cốt dừa sẽ không đặc sánh như làm từ dừa già. Các bạn nên tham khảo ý kiến từ người bán hàng để giúp chọn được trái dừa ưng ý nhé.

Nguyên liệu món ăn nước mía cốt dừa

Các bước thực hiện

Bước 1: Làm thạch rau câu dừa

Làm thạch rau câu dừa

– Lớp rau câu dừa tươi:

Bắc nồi lên bếp, cho vào 300ml nước dừa tươi, 30g đường và 3g bột rau câu. Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hết.

Khi thấy hỗn hợp vừa sôi tới thì tắt bếp, đổ ra khuôn hình chữ nhật hay hình vuông, để khoảng 15 – 30 phút cho bề mặt se lại.

– Lớp rau câu cốt dừa:

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 220ml sữa tươi không đường, thêm 80ml nước cốt dừa, 50g đường và 3g bột rau câu. Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hết.

Đun đến khi thấy hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Sau đó đổ phần nước cốt dừa còn đang nóng lên trên mặt lớp rau câu dừa tươi đã se mặt lại.

Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để hỗn hợp đông lại thành thạch rau câu.

Lưu ý: Để thạch rau câu không bị tách thành 2 phần, không có độ kết dính thì bạn hãy đổ lớp nước cốt dừa khi đang còn nóng lên trên bề mặt lớp nước dừa tươi khi vừa se lại hoặc bạn dùng dao khía nhẹ vài đường lên mặt rau câu ở dưới rồi đổ lớp rau câu mới lên nhé!

Bước 2:  Ép nước mía

Bước 2:  Ép nước mía

Khúc mía khi mua bạn nên nhờ người bán róc sạch vỏ mía và cắt thành từng khúc nhỏ vừa đủ để bỏ vào máy ép trái cây.

Cho từ từ mía vào máy ép, ép lấy nước đến khi hết số mía.

Bước 3:  Hoàn thành

Bước 3:  Hoàn thành

Cắt phần thạch rau câu dừa thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Cho vào mỗi ly 1 lượng nước mía vừa đủ, thêm đá viên rồi cho 30ml nước cốt dừa, thạch rau câu dừa, mít, đậu phộng, dừa bào sợi lên trên mặt rồi dùng ngay thôi.

Bước 4: Thành phẩm

Bước 4 Thành phẩm

Nước mía cốt dừa Mỹ Tho có vị ngọt thanh của nước mía, hòa quyện cùng vị thơm béo ngậy từ nước cốt dừa. Đặc biệt có các loại ăn kèm như thạch rau câu mát lạnh, mít giòn và đậu phộng rang có vị bùi bùi rất thú vị và lạ miệng.

Đây là một món nước rất thơm ngon lại có các vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp giải nhiệt và tăng sức đề kháng, tránh mất nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng. Quả là món nước đáng để bạn thử đúng không nào?

Uống Nước Mía Có Tác Dụng Gì?

Uống Nước Mía Có Tác Dụng Gì?

Tác dụng của nước mía rất phong phú. Bên cạnh khả năng giải khát, món đồ uống này còn được biết đến là thức uống năng lượng và dinh dưỡng. Nước mía chứa thành phần đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng để bạn làm việc và học tập. Bởi vì chứa thành phần đường nên nhiều người thắc mắc uống nước mía có mập không? Và câu trả lời là không nếu mỗi ngày bạn uống từ 100ml – 200ml vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi chiều và không uống vào buổi tối.

Trong 1 ly nước ép mía chiếm khoảng 13gr chất xơ, tương đương 50% lượng chất xơ cơ thể bạn cần mỗi ngày. Chất xơ tốt cho da và đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh táo bón. Ngoài ra, nó còn chứa đặc tính chống viêm, giảm cholesterol xấu, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau sốt…

Cách Bảo Quản Nước Mía Không Bị Đen

Cách Bảo Quản Nước Mía Không Bị Đen

Để thức uống ngon và có thể bảo quản trong suốt ngày dài mà không bị đen, bạn cần lưu ý ở khâu chọn mía. Bạn nên chọn những cây mía tươi, không bị sâu, hư, được sơ chế sạch sẻ trước khi sử dụng. Máy ép phải đảm bảo vệ sinh, ráo nước. Sau khi ép, bạn cho vào một ít nước cốt chanh. Với bí quyết này, nước mía của bạn giữ được màu xanh đẹp mắt và hương vị thơm ngon hơn, không bị đắng và đen.

Bạn lưu ý nên sử dụng ngay sau khi ép. Nếu nước mía thừa, bạn cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, đặt trong ngăn mát tủ lạnh và dùng hết trong ngày nhé!

Nguồn: dienmayxanh.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *