Nên ăn gì khi bị tiêu chảy để nhanh khỏi bệnh

Nên ăn gì khi bị tiêu chảy để nhanh khỏi bệnh

Biểu hiện của tiêu chảy cấp là mất nước và chất điện giải; có thể gây tử vong nếu trong trường hợp bệnh nặng. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị tiêu chảy đóng một vai trò khá quan trọng. Có thể rút ngắn quá trình điều trị bệnh.

Tiêu chảy cấp là một bệnh khá thường gặp. Biểu hiện khởi phát đột ngột, đi vệ sinh ngoài nhiều lần trong ngày. Phân có dạng lỏng, có khi ra như chảy, có khi phân có máu. Bệnh nhân có các biểu hiện khác đi kèm như đau quằn bụng, ói mửa và sốt.

Các loại thực phẩm khi bị tiêu chảy cấp nên dùng: gạo, bột gạo, cà rốt, khoai tây; thịt gà, thịt heo, sữa đậu nành; sữa ít hoặc không chứa lactose; chuối, hồng xiêm, táo tây, ổi chín,…

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy: các loại nước ngọt có gas và nhiều đường. Các loại thực phẩm nhiều xơ; ít chất dinh dưỡng như: tinh bột, các loại hạt và rau nhiều chất xơ. Các loại bánh kẹo thực phẩm chứa nhiều đường; thức ăn nhanh chẳng hạn như hamburger, xúc xích, cá viên, chả giò, pate,….

Người tiêu chảy cấp nên ăn hồng xiêm chín.
Người tiêu chảy cấp nên ăn hồng xiêm chín.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Bù nước và điện giải: nước oresol (ORS), nước khoáng; nước gạo rang, nước cơm, nước rau quả.

Nâng dần khối lượng thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ nước và điện giải; năng lượng, protein (đạm), vitamin. Từ ăn lỏng chuyển sang ăn đặc, chủ yếu là bột ngũ cốc, bột khoai; khoai lang nghiền; thịt nạc, nước rau, nước quả, sữa chua.

Không dùng các thức ăn dễ gây lên men, sình hơi trong ruột và khó hấp thu. Như trứng, sữa, thịt mỡ và chất béo, rau có nhiều chất xơ.

Giai đoạn đầu: 24-48 giờ (chủ yếu là bù dịch)

Bệnh nhân tiêu chảy nhiều, mất nước và điện giải nhiều. Cần cho uống ORS và phối hợp truyền dịch mặn, ngọt. Ngoài ra còn cần có một chế độ ăn đủ nước và điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối. Đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g.

Mẫu thực đơn 

ORS uống theo nhu cầu, càng đi nhiều càng phải uống nhiều.

6 giờ 30: cháo đường 300ml (gạo 30g, đường 20g, muối 5g); táo tây nghiền hoặc ổi chín nghiền 100g.

9 giờ 30: súp cà rốt 400ml (cà rốt 200g, đường 20g, muối 5g); sữa chua đậu tương 150ml (đậu tương 15g, đường 10g).

12 giờ: cháo đường 400ml, táo nghiền hoặc ổi nghiền 100g.

15 giờ: súp cà rốt 400ml.

19 giờ: cháo đường 300ml, sữa chua đỗ tương 200ml.

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.072 kcalo. Trong đó: đạm: 16,65g; chất béo: 2,5g; bột đường: 238,8g.

Giai đoạn 2: bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy

Tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày); bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả.

Mẫu thực đơn 

6 giờ 30: sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 5g), bánh quy 50g.

10 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), sữa chua đỗ tương 200ml.

14 giờ: súp rau nghiền (gạo 30g; khoai 100g, cà rốt 100g, thịt 30g).

18 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), táo tây nghiền hoặc chuối chín 100g.

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.265kcalo. Đạm: 37,8g; chất béo: 13,2g; bột đường: 223,62g.

Giai đoạn 3 (giai đoạn phục hồi)

Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin.

Mẫu thực đơn

Người bị tiêu chảy nên ăn cháo để dễ tiêu hóa
Người bị tiêu chảy nên ăn cháo để dễ tiêu hóa

6 giờ 30: cháo đường (gạo 50g, đường 30g), bánh quy 50g.

10 giờ: cơm 100g, thịt hấp 40g, canh rau cải (rau cải 50g).

14 giờ: khoai nghiền trứng 300ml (khoai 200g, trứng gà 50g).

18 giờ: phở thịt (bánh phở 200g, thịt nạc 50g), sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g).

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng = 1504,6kcalo. Trong đó: đạm: 52,27g calo từ đạm 13,5%; chất béo 11,04g calo từ chất béo 6,5%; bột đường 278,23g.

Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.

Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta – nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *